Máy bay ném bom "khủng" của Mỹ phô diễn sức mạnh

18:30, 07/12/2017
|

(VnMedia) - Hôm qua (6/12), máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer của Mỹ đã tiến hành huấn luyện bài tập đánh bại các mục tiêu tại thao trường ở Hàn Quốc, gần biên giới với CHDCND Triều Tiên. Đó là thông tin vừa được hãng thông tấn Yonhap đăng tải cùng ngày.

Cần lưu ý với tham chiếu đến Ủy ban tham mưu trưởng liên lực lượng vũ trang Hàn Quốc, cùng với B-1B, trong hoạt động tập trận quân sự chung Vigilant ACE, lần đầu tiên có máy bay chiến đấu F-22 tham gia diễn tập. Máy bay ném bom đã được chuyển đến đây từ căn cứ không quân trên đảo Guam.

Mỹ và Hàn Quốc bắt đầu cuộc tập trận quân sự chung Vigilant ACE từ hôm thứ Hai và sẽ tiếp tục cho đến ngày 8/12. Theo giới truyền thông Hàn Quốc, đây là cuộc tập trận Không quân quy mô lớn nhất trong lịch sử của hai nước sẽ có  khoảng 230 máy bay tham gia tập trận, trong đó, có 6 máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ - F-22 Raptor.

B-1B Lancer là máy bay ném bom chiến lược của Không lực Mỹ. Loại máy bay này thường được sử dụng trong các nhiệm vụ tuần tiễu hay ném bom thông minh tại Afghanistan.

B-1B được phát triển vào đầu thập kỷ 1980. Máy bay có thể bay với tốc độ 1330 km/h và cự ly bay đến 12000 km. Máy bay ném bom B-1B có khả năng mang theo 56,7 tấn bom, có tầm chiến đấu hơn 5.500 km, bán kính tuần tiễu gần 12.000 km.


F-22 cũng là thứ vũ khí đáng gờm đối với bất kỳ quốc gia nào muốn đối đầu với Mỹ. Dòng chiến đấu cơ được phát triển trong suốt 20 năm này bắt đầu được chuyển giao cho không quân Mỹ từ năm 2004. Sau đó, tới ngày 15/12/2005, không quân Mỹ mới chính thức tuyên bố F-22 đã sẵn sàng cho các nhiệm vụ tác chiến. Đây cũng là một trong những loại chiến đấu cơ mới nhất của Không lực Mỹ.

Đây là loại máy bay do Hãng Lockheed Martin của Mỹ sản xuất. Nó luôn đứng trong danh sách những loại chiến đấu cơ tối tân nhất và cũng là loại chiến đấu cơ có giá đắt nhất thế giới, lên tới 130 triệu USD/1 chiếc.F-22 Raptor là loại máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 của Mỹ. Nó được mệnh danh là chiến đấu cơ thế kỷ 21 và là “mãnh cầm” của Không lực Mỹ.Ngoài ra, B-1B có thể bay trên độ cao gần 6 km với khoang bom chứa 35 tấn vũ khí để chờ đợi mệnh lệnh từ các đơn vị mặt đất. Nhờ mang được lượng vũ khí lớn, B-1B trở thành phương tiện không thể thay thế trong các hoạt động chiến sự quy mô lớn.

F-22 Raptor của Mỹ là sự tổng hợp của hàng loạt tính năng ưu việt như công nghệ tàng hình, hệ thống điều khiển tự động, đa năng, đạt tốc độ siêu âm mà không đốt nhiên liệu phụ.

Raptor F-22 được chế tạo với mục đích ban đầu là áp đảo Không quân Liên Xô, được trang bị các phương tiện tấn công mặt đất, tác chiến điện tử và trinh sát vô tuyến.

F-22 dài 18,9m, sải cánh 13,6m, cao 5,10m, trọng lượng rỗng 19,7 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 38 tấn. Máy bay trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt đẩy có buồng đốt phụ Pratt & Whitney F119-PW-100 tích hợp bộ phận điều chỉnh hướng phụt, cho phép máy bay đạt tốc độ tối đa khoảng Mach 2 (tương đương chừng 2.400km/h), bán kính tác chiến 759km (mang đủ vũ khí). F-22 được trang bị hệ thống ra-đa tối tân nhất.

Máy bay được trang bị hệ thống radar mạng pha cực mạnh AN/APG-77 có tầm trinh sát 200-250km. Đặc biệt, với loại radar này, F-22 có thể hoạt động như hệ thống chỉ huy và cảnh giới đường không (AWACS) mini - nghĩa là, F-22 xác định rõ các mục tiêu để cùng tham chiến với những chiếc F-15 và F-16, và thậm chí xác định được việc hai máy bay đồng minh đang cùng dự định tấn công một mục tiêu, nhờ thế cho phép cảnh báo chúng lựa chọn một mục tiêu khác.

Radar AN/APG-77 của F-22 được hai công ty Northrop Grumman và Raytheon sản xuất. Mỗi radar này chứa 2.000 thiết bị truyền dẫn tín hiệu, cho phép phát sóng với tần số thay đổi trên một dải băng thông rộng, giúp F-22 tránh được viE1c bị phát hiện bởi những dàn radar thụ động của đối phương.

Thiết bị thông tin liên lạc và định vị trên F-22 có tên TRW CNI được Boeing sản xuất có nhiệm vụ liên lạc trong suốt hành trình, chia sẻ mục tiêu trong những nhiệm vụ phối hợp và nhận biết bạn - thù. Ngoài ra, F-22 còn trang bị thiết bị dẫn đường bằng laser LTN-100G và hệ thống GPS cùng cảm biến hạ cánh sản xuất bởi Northrop Grumman.

Bên cạnh đó, lực đẩy tối đa của động cơ có thể cho phép máy bay hoạt động với tốc độ tối đa lên tới hơn 3000 km/giờ khi bay ở chế độ siêu tốc và không mang vũ khí.

Đan Khanh (tổng hợp)


Ý kiến bạn đọc