Hướng dẫn tính tiền điện online theo giá mới từ ngày 1/12

09:40, 03/12/2017
|

Với "bậc thang" giá điện mới từ 1/12/2017, chắc hẳn chúng ta đều muốn nhẩm tính số tiền điện cần trả thêm cho hộ gia đình mình giả sử như nếu giữ nguyên mức sử dụng như hiện tại.

Hướng dẫn tính tiền điện online: Với công cụ của EVN thì về cơ bản chúng ta chỉ cần nhớ nhập dữ liệu trong những ô màu vàng, trước hết là các ô ngày tháng đầu và cuối kỳ tính tiền điện (số 2), sau đó là lượng điện sử dụng dự kiến tính theo kWh (số 1); sau đó nhìn sang ô kết quả cuối cùng ở góc trên bên phải (số 3) để biết tổng tiền điện cần trả theo cách mới cũng như theo cách cũ.
Hướng dẫn tính tiền điện online: Với công cụ của EVN thì về cơ bản chúng ta chỉ cần nhớ nhập dữ liệu trong những ô màu vàng, trước hết là các ô ngày tháng đầu và cuối kỳ tính tiền điện (số 2), sau đó là lượng điện sử dụng dự kiến tính theo kWh (số 1); sau đó nhìn sang ô kết quả cuối cùng ở góc trên bên phải (số 3) để biết tổng tiền điện cần trả theo cách mới cũng như theo cách cũ.

Bộ Công Thương mới đây vừa thông báo giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh với mức giá mới là 1.720,65 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng VAT), tăng 6,08% so với giá bán điện bình quân hiện hành (1.622,01 đồng/kWh). Thời điểm điều chỉnh là từ 01/12/2017.

Sau khi giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng thì mức giá áp dụng cho tất cả các nhóm đối tượng khách hàng sử dụng điện như nhóm sản xuất kinh doanh, nhóm hành chính sự nghiệp, hay nhóm sinh hoạt đều tăng theo cơ cấu biểu giá bán lẻ điện trong Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 7/4/2014. Trong đó ví dụ như mức giá điện sinh hoạt, mức sử dụng từ 101 đến 200 kWh được áp dụng mức giá khoảng 110% giá bình quân.

Theo như thông tin trên website của Tập đoàn Điện lực Việt Nam thì mức giá sinh hoạt "bậc thang" sẽ cụ thể như sau: từ 0 đến 50 kWh áp dụng mức giá 1.549 đồng/kWh thay vì 1.484 đồng/kWh như cũ; từ 51 đến 100 kWh áp dụng mức giá 1.600 đồng/kWh thay vì 1.533 đồng/kWh; từ 101 đến 200 kWh áp dụng mức giá 1.858 đồng/kWh thay vì 1.786 đồng/kWh.

Tiếp theo, sử dụng điện sinh hoạt từ 201 đến 300 kWh sẽ áp dụng mức giá 2.340 đồng/kWh thay vì 2.242 đồng/kWh; từ 301 đến 400 kWh áp dụng mức giá 2.615 đồng/kWh thay vì 2.503 đồng/kWh; và từ 401 kWh trở lên áp dụng mức giá 2.701 đồng/kWh thay vì 2.587 đồng/kWh.

Với "bậc thang" giá điện mới, chắc hẳn chúng ta đều muốn nhẩm tính số tiền điện cần trả thêm cho hộ gia đình của mình giả sử như nếu giữ nguyên mức sử dụng như hiện tại. Đến thời điểm này EVN cũng đã cung cấp công cụ online để hỗ trợ tính tiền điện theo cách tính mới như nhu cầu vừa nêu.

Không chỉ vậy, công cụ online của EVN còn hỗ trợ tính tiền điện trong chu kỳ ghi số điện chuyển giao từ tháng 11 vắt sang tháng 12, điều này cũng sẽ khá tiện ích.

Hướng dẫn tính tiền điện online theo cách tính từ ngày 1/12

Địa chỉ công cụ online của EVN nêu trên là ở đây. Như đã nêu công cụ này hỗ trợ tính tiền điện trong chu kỳ ghi số điện chuyển giao từ tháng 11 vắt sang tháng 12. Nguyên tắc tính là chia mức sử dụng theo tỷ lệ giữa số ngày áp dụng giá cũ của tháng 11 và số ngày áp dụng giá mới của tháng 12.

Hướng dẫn tính tiền điện online: Nếu muốn nhẩm tính số tiền điện cần trả thêm cho hộ gia đình của mình với mức sử dụng như hiện tại hoàn toàn theo cách tính mới thì chúng ta chỉ cần đổi chu kỳ tính lùi về sau thời điểm 1/12.
Hướng dẫn tính tiền điện online: Nếu muốn nhẩm tính số tiền điện cần trả thêm cho hộ gia đình của mình với mức sử dụng như hiện tại hoàn toàn theo cách tính mới thì chúng ta chỉ cần đổi chu kỳ tính lùi về sau thời điểm 1/12.

Ví dụ nếu chu kỳ tính giá điện là từ 6/11 đến 5/12/2017 thì số ngày giá cũ sẽ là 25/30 ngày, số ngày giá mới sẽ là 5/30; từ đó tính ra định mức cho những ngày sử dụng giá cũ là 42 kWh đối với mức 50 kWh thông thường, định mức tương đương cho những ngày sử dụng giá mới là 8 kWh. Sau khi tính riêng 2 phần thì chúng ta cộng với nhau ra số tiền điện trong chu kỳ chuyển giao.

Với công cụ này thì về cơ bản chúng ta chỉ cần nhớ nhập dữ liệu trong những ô màu vàng, trước hết là các ô ngày tháng đầu và cuối kỳ tính tiền điện, sau đó là lượng điện sử dụng dự kiến tính theo kWh; sau đó nhìn sang ô kết quả cuối cùng ở góc trên bên phải để biết tổng tiền điện cần trả theo cách mới (đã bao gồm thuế VAT) cũng như theo cách cũ.

Và nếu muốn nhẩm tính số tiền điện cần trả thêm cho hộ gia đình của mình với mức sử dụng như hiện tại hoàn toàn theo cách tính mới thì chúng ta chỉ cần đổi chu kỳ tính lùi về sau thời điểm 1/12.

(theo ictnews)


Ý kiến bạn đọc