Không dùng ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu

19:09, 12/06/2017
|
(VnMedia) - Chiều 12/6, các đại biểu quốc hội thảo luận tại hội trường vòng hai về dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Toàn cảnh hội trường Quốc hội
Toàn cảnh hội trường Quốc hội
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc xử lý nợ xấu thời gian qua gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao do vướng mắc về pháp lý, có những vấn đề pháp luật chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng chưa đủ mạnh để giải quyết nợ xấu.
 
Khoản 2 điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định nghị quyết được ban hành để thí điểm các chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành. 
 
Còn theo Ủy ban kinh tế của Quốc hội, về nguyên tắc xử lý nợ xấu, nhiều ý kiến đề nghị bổ sung thêm nguyên tắc không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu; các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật để xảy ra nợ xấu phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Ủy ban Thường vụ QH sẽ tiếp thu, bổ sung về các nguyên tắc này tại Điều 3 của dự thảo Nghị quyết.  
 
Về khái niệm nợ xấu, báo cáo nêu rõ nhiều ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể trong dự thảo nghị quyết về nguyên tắc và phương pháp xác định nợ xấu bảo đảm rõ ràng, dễ hiểu hoặc đưa vào phụ lục mà không ủy quyền cho Ngân hàng Nhà nước xác định.
 
Về thu giữ tài sản bảo đảm trong trường hợp có tranh chấp, một số ý kiến đề nghị quy định rõ trường hợp thu giữ tài sản bảo đảm, nếu có tranh chấp, liên quan tố tụng thì thực hiện qua Tòa án. Ngoài ra, có ý kiến đề nghị cần quy định chặt chẽ để việc thu giữ tài sản bảo đảm không ảnh hưởng đến quy định của Hiến pháp về quyền công dân, quyền nhà ở của công dân.
 
Theo ông Vũ Hồng Thanh - Về thu giữ tài sản bảo đảm trong trường hợp có tranh chấp, một số ý kiến đề nghị quy định rõ trường hợp thu giữ tài sản bảo đảm, nếu có tranh chấp, liên quan tố tụng thì thực hiện qua Tòa án. Ngoài ra, có ý kiến đề nghị cần quy định chặt chẽ để việc thu giữ tài sản bảo đảm không ảnh hưởng đến quy định của Hiến pháp về quyền công dân, quyền nhà ở của công dân.
 
Ông Vũ Hồng Thanh, Điều 22 Hiến pháp quy định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Việc khám xét chỗ ở do luật định”. Theo quy định tại Nghị quyết, việc thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện đã có tại hợp đồng bảo đảm giữa các bên. , Điều 22 Hiến pháp quy định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Việc khám xét chỗ ở do luật định”. Theo quy định tại Nghị quyết, việc thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện đã có tại hợp đồng bảo đảm giữa các bên.
 
Khánh An

Ý kiến bạn đọc