Hà Nội thúc tiến độ đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông

14:38, 16/04/2015
|

(VnMedia) - Lãnh đạo UBND TP Hà Nội yêu cầu UBND quận Đống Đa, Ban Chỉ đạo GPMB Thành phố khẩn trương giải phóng mặt bằng ga Cát Linh, báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 26/4.

>>
Sập giàn giáo tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông                
>>
Thứ trưởng Bộ Giao thông: "Sự cố đã xảy ra một số lần"                
>>
Chậm tiến độ, dự án gây nhiều phiền hà cho dân                
>>
Vụ sắt rơi chết người: Phải xử lý hình sự                 
>> V
ụ sắt rơi chết người: Đề nghị kỷ luật Chủ tịch Cienco 1                
>> N
guyên nhân rơi sắt khiến một người chết                 
>>
"Liều mạng" qua các con đường "tử thần" ở Thủ đô                 

UBND Thành phố Hà Nội vừa chỉ đạo giải quyết một vướng mắc và triển khai kế hoạch đào tạo nhân sự Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông.

Theo đó, UBND Thành phố giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, Ban QLDA đường sắt - Bộ GTVT và các đơn vị có liên quan đẩy nhanh tiến độ tuyển dụng nhân sự theo quy định.

Thành phố yêu cầu UBND quận Đống Đa, Ban Chỉ đạo GPMB Thành phố khẩn trương thực hiện nội dung chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND Thành phố về việc giải phóng mặt bằng ga Cát Linh và tháo gỡ vướng mắc mặt bằng trong quá trình triển khai thi công Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông; báo cáo kết quả thực hiện về UBND Thành phố trước ngày 26/4/2015.

Ảnh minh họa

  Việc công trình đường sắt Cát Linh - Hà Đông vừa thi công vừa phục vụ đi lại đã không ít lần gây tai nạn cho người tham gia giao thông ở Thủ đô. Ảnh: Vạn Xuân

Thành phố cũng giao Ban Quản lý dự án đường sắt - Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội, Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan thống nhất phương án di chuyển tạm cầu vượt cho người đi bộ tại Km4+680 theo quy định, đảm bảo hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, an toàn giao thông.

Toàn tuyến đường sắt đô thị số 3 Cát Linh- Hà Đông, có chiều dài khoảng 13,5km, được thiết kế theo kiểu đường đôi, khổ 1.435m, điện khí hoá, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng theo quy phạm thiết kế Metro GB 5017-2003 của Trung Quốc, chịu được động đất cấp 8.
 
Toàn tuyến đi trên cao và chủ yếu chạy trên dải phân cách giữa 2 làn đường bộ thuộc trục đường Hào Nam và đường Nguyễn Trãi; điểm khởi đầu là ga Cát Linh (Q. Đống Đa), điểm kết thúc tại ga Yên Nghĩa (Q. Hà Đông) gồm 12 ga đón tiễn khách (Cát Linh - La Thành - Thái Hà - Láng - Đại học Quốc gia - Vành đai III - Thanh Xuân III - Bến xe Hà Đông - Hà Đông - La Khê - Văn Khê - Bến xe Hà Đông mới) và khu Depo (trung tâm điều hành tuyến) tại phường Phú Lương, Q. Hà Đông.

Dự án có tổng mức đầu tư của khoảng 8.700 tỷ đồng. Chủ đầu tư là Ban Quản lý Dự án đường sắt, trước thuộc Cục Đường sắt Việt Nam nay đã chuyển về Bộ GTVT quản lý. Nhà thầu EPC của dự án là Công ty xây dựng Hải ngoại - Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc.  Dự kiến dự án sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay.


Vạn Xuân

Ý kiến bạn đọc