Lặng người nơi “địa ngục trần gian”

07:15, 27/04/2014
|

(VnMedia) - Giữa cái nắng nóng như thiêu đốt, những căn phòng chật hẹp, có khi chỉ khoảng 2m2, với chiếc giường trát xi măng chỉ đủ để tù nhân nằm co quắp, dễ khiến người ta như phát điên vì bức bí. Vậy nhưng, giữa chốn “địa ngục trần gian” này lại là nơi không thể giam cầm được ý chí kiên cường của những chiến sĩ cách mạng Việt Nam.

Tới thành phố Sơn La không thể không đặt chân tới khu di tích lịch sử Nhà tù Sơn La, nơi từng giam giữ nhiều nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong thời kỳ chống Pháp. Nhà tù Sơn La được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1908, trên đồi Khau Cả, thuộc thành phố Sơn La ngày nay. Nhà tù có diện tích ban đầu khoảng 500m2. Sau nhiều lần xây dựng thêm, thực dân Pháp đã mở rộng diện tích nhà tù lên tới hơn 2.000 m2 và biến nơi này thành “địa ngục trần gian”, đầy ải những chiến sĩ cộng sản bằng những đòn tra tấn cực kỳ hiểm ác.

Theo thống kê, chỉ tính trong giai đoạn 1930-1945, quân Pháp đã giam cầm, đầy ải hơn 1.000 lượt chiến sĩ cách mạng Việt Nam và những người yêu nước khác.

Những phòng giam của nhà tù được thiết kế rất “hiểm”: mỗi phòng đều có hố xí nổi, xây cao hơn mặt sàn nằm và đều không có nắp đậy, không có nước để vệ sinh. Trên đỉnh đồi Khau Cả, cái nóng của gió Lào khiến mọi thứ như khô cháy, và bao nhiêu hơi nóng, lẫn mùi hôi thối cứ thốc lên từ cái lỗ thông không nắp đậy đó.  Rồi khi mùa đông tới, cái giá rét thấu xương thịt của vùng Tây Bắc đã trở thành những đòn tra tấn tinh thần lẫn thể xác hết sức dã man.

Người dân Sơn La nào cũng biết tới nhà tù này như một minh chứng của tội ác thực dân và những ý trí kiên cường, bất khuất của những chiến sĩ, đảng viên kiên trung. Và nơi này không thể không nhắc tới đồng chí Tô Hiệu. Trong lời tựa của cuốn sách “Tinh thần Tô Hiệu” cựu Tổng Bí thư Đỗ Mười viết: “Đồng chí Tô Hiệu là một cán bộ lãnh đạo xuất sắc của Đảng, tham gia hoạt động cách mạng từ thuở “thiếu niên” đã hi sinh ở Nhà ngục Sơn La năm 1944, lúc mới 32 tuổi. Cuộc đời đồng chí tuy ngắn ngủi, nhưng những cống hiến của đồng chí cho dân tộc, cho cách mạng thật là to lớn. Đồng chí đã có công gây dựng và phát động phong trào cách mạng ở Hà Nội, Hải Phòng và liên tỉnh B, bao gồm các tỉnh miền duyên hải Bắc Bộ và Hải Dương, Hưng Yên, khôi phục lại Xứ ủy Bắc Kỳ cuối năm 1936. Trong những năm bị địch bắt giam, đồng chí Tô Hiệu đã góp phần rất quan trọng biến Nhà tù Sơn La thành trường học, đào tạo được nhiều cán bộ ưu tú cho Đảng, cho cách mạng”…

Nơi "địa ngục trần gian" hiện nay được bảo tồn phần nền móng cũ. Những ngày này, hướng tới kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, nhiều đoàn khách tới Điện Biên tham quan, đều dừng chân ở Nhà tù Sơn La, để được trải nhiệm, hồi tưởng lại cuộc chiến tranh anh hùng, với sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ cộng sản vì độc lập dân tộc, tình đoàn kết keo sơn giữa các dân tộc.

 
 Ảnh minh họa

 Từ năm 1930 Nhà tù Sơn La được đổi tên thành Ngục Sơn La (từ PriSon thành Penten cier).

 Ảnh minh họa

 Nơi đây đã từng giam giữ nhiều chiến sĩ kiên trung, sau này đã trở thành những nhà lãnh đạo lãnh đạo cách mạng Việt Nam, như các đồng chí: Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Lương Bằng, Văn Tiến Dũng... 

 Ảnh minh họa
 
 Ảnh minh họa
 
 Ảnh minh họa

 Từ năm 1944 số tù nhân tại đây đã lên tới hơn 1.000 người. Xà Lim ngầm này từng giam giữ hơn 100 chiến sĩ cách mạng. Ảnh: MT

 Ảnh minh họa

 Xà lim ngầm luôn chìm trong bóng tối và từng giam giữ những chiến sĩ cách mạng suốt 12 ngày liền, không được ăn, uống. Ảnh: LP

 Ảnh minh họa

 Giữa chốn "địa ngục trần gian", những chiến sĩ cách mạng vẫn kiên trung theo con đường cách mạng. Nhiều hoạt động vẫn bí mật duy trì. Cuối năm 1940, chi bộ nhà ngục được thành lập do đồng chí Tô Hiệu làm bí thư đầu tiên.
Ảnh minh họa
Một trong những công việc quan trọng được chi bộ xác định là phải xuất bản một tờ báo, đặt tên là Suối Reo - cái tên có liên quan đến con suối Nậm La chảy dưới chân đồi gần nhà ngục, quanh năm trong xanh, rì rào, chảy đổ ra sông Đà theo hướng Đông Bắc. Chi bộ giao cho đồng chí Xuân Thủy (tên thật là Nguyễn Trọng Nhâm, sinh năm 1912) phụ trách tờ báo.

 Ảnh minh họa

Nơi đây vẫn còn giữ nguyên cây đào Tô Hiệu, biểu tượng gắn với tên tuổi đồng chí Bí thư Chi bộ kiên trung với ngọn lửa cách mạng luôn rực cháy giữa chốn tù lao.

 Ảnh minh họa
 
 Ảnh minh họa
 
 
 

Đinh Bách - Đức Huy

Ý kiến bạn đọc