WB khuyến cáo VN cần nâng cao chất lượng giáo dục

15:56, 20/04/2012
|

(VnMedia) - Báo cáo Nâng cao chất lượng giáo dục cho mọi người, được chính thức công bố ngày hôm nay (20/4), cung cấp những phân tích chuyên sâu về hiệu quả giáo dục bậc tiểu học và trung học ở Việt Nam .

 

Báo cáo này được thực hiện bởi Ngân hàng Thế giới, Cơ quan Hợp tác Phát triển Vương quốc Bỉ và Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh. Báo cáo cung cấp phân tích về hiệu quả giáo dục trong khoảng thời gian từ 1992 đến 2008 và và những động cơ dẫn tới sự thay đổi nhằm cung cấp thông tin cho những đổi mới chính sách trong thập kỷ tới ở Việt Nam

 

“Báo cáo này ra đời đúng vào thời điểm để Việt Nam kịp đưa vào thực hiện Chiến lược Kinh tế - Xã hội 2011-2020 và Kế hoạch Phát triển Chiến lược Giáo dục 2011-2020. Cả hai chiến lược đều tập trung vào sự cần thiết phải nâng cao chất lượng giáo dục cho mọi người để tăng cường nâng suất, tăng trưởng và phát triển xã hội,” bà Keiko Sato, Giám đốc Điều phối Danh mục đầu tư của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, nói. “Trên thực tế, phát triển nguồn lực con người là một trong ba lĩnh vực đột phá của Chiến lược Kinh tế - Xã hội và báo cáo này có thể cung cấp thông tin về những nỗ lực của Việt Nam trong lĩnh vực này.”

 

Báo cáo cho thấy Việt Nam đạt được những kết quả ấn tượng trong việc cải thiện hiệu quả giáo dục trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. Tỉ lệ biết chữ và tỉ lệ đến trường ở Việt Nam khá cao so với các nước khác trong khu vực và trong cùng một nhóm thu nhập.


 Ảnh minh họa

  Tỉ lệ biết chữ và tỉ lệ đến trường ở Việt Nam khá cao so với các nước khác trong khu vực

 

Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra rằng Việt Nam vẫn phải đối mặt với thách thức trong việc thu hẹp khoảngcách về tiếp cận cơ hội học tập giữa các nhóm dân cư khác nhau, và trong việc cải thiện chất lượng dạy và học nhằm phát triển các kỹ năng cần thiết cho thị trường lao động.

 

Để giải quyết các thách thức này, Việt Nam cần ưu tiên hơn trong cấp ngân sách công cho ngành giáo dục, cải thiện hiệu quả chi tiêu và nâng cao chất lượng quản lý trường học và sư phạm. “Chương trình cải cách này rất quan trọng nhằm đáp ứng được yêu cầu của người dân về một hệ thống giáo dục chất lượng cao hơn và xây dựng nền tảng bền vững cho phát triển con người khi Việt Nam đã trở thành quốc gia thu nhập trung bình,” bà Emanuela di Gropello, Tác giả chính của báo cáo, Chuyên gia Kinh tế trưởng, Ban Phát triển Con người, Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á - Thái Bình Dương chia sẻ.


Tuệ Khanh

Ý kiến bạn đọc