Vô lí yêu cầu đòi lại nửa chiếc xe chở xác

18:16, 20/12/2014
|

(VnMedia) - Theo luật sư Nguyễn Ánh Thơm (Đoàn luật sư Hà Nội), việc chị Nguyễn Thị Hằng (vợ bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường) đòi lại một nửa chiếc xe tang vật dùng để chở xác nạn nhân đi vứt là không có căn cứ...

>> Vợ bác sĩ Tường "đòi" nửa ô tô chở xác chị Huyền
>> Nguyễn Mạnh Tường nhận mức án 19 năm tù
>>
Luật sư đề nghị truy tố Tường tội Giết người
>> Luật sư lên tiếng về mức án 19 năm tù của bác sỹ Tường
>> Sốc: Tường gợi ý Khánh nhận hết tội
>> Vợ Tường khẳng định chồng là người quyết định vứt xác
>> Hé lộ những tình tiết bất ngờ vụ Cát Tường

Ảnh minh họa
Bị cáo Nguyễn Mạnh Tường tại phiên xử sơ thẩm

Như tin đã đưa, trong 2 ngày (4-5/12), TAND Hà Nội xử phạt bị cáo Nguyễn Mạnh Tường 14 năm tù tội Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác; 5 năm tù tội Xâm phạm thi thể, mồ mả. Tổng cộng hình phạt chung bị cáo phải chấp hành là 19 năm tù.

Bị cáo Đào Quang Khánh (18 tuổi, bảo vệ của thẩm mỹ viện Cát Tường) lĩnh án 24 tháng tù tội Xâm phạm thi thể, 9 tháng tù tội Trộm cắp tài sản.

Ngoài ra, HĐXX cũng tuyên buộc bị cáo Tường bồi thường số tiền 558 triệu đồng, có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chị Huyền một triệu đồng mỗi tháng/người. Bị cáo này còn bị cấm hành nghề 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt tù.

Ngày 19/12, gần nửa tháng kể từ khi phiên sơ thẩm vụ án Nguyễn Mạnh Tường (41 tuổi, cựu giám đốc thẩm mỹ viện Cát Tường) diễn ra, bà Nguyễn Thị Hằng (vợ Nguyễn Mạnh Tường) làm đơn kháng cáo gửi đến TAND Hà Nội.

Theo nội dung đơn kháng cáo, bà Hằng cho rằng chiếc ô tô BKS 29A-488.81 mà Nguyễn Mạnh Tường sử dụng chở thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền từ TMV Cát Tường lên cầu Thanh Trì vứt xuống sông Hồng là tài sản chung của cả 2 vợ chồng chị.

Vì thế việc HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội quyết định tịch thu chiếc ô tô này để sung công quỹ Nhà nước là không thỏa đáng. Bà Hằng muốn được xem xét việc này để có tiền đền bù thiệt hại cho gia đình nạn nhân.

Ảnh minh họa
Bà Nguyễn Thị Hằng (vợ Nguyễn Mạnh Tường)

Trao đổi với VnMedia về việc TAND TP Hà Nội áp dụng hình phạt bổ sung tuyên tịch thu chiếc xe ô tô của vợ chồng bị cáo Nguyễn Mạnh Tường là có căn cứ hay không, Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết, ngoài các hình phạt chính tuyên phạt các Bị cáo thì Tòa án còn có thể áp dụng các hình phạt bổ sung như: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Tịch thu tài sản,…

Theo luật sư Thơm, trong vụ án này, xác định chiếc ô tô của Bị cáo Nguyễn Mạnh Tường đã dùng để chở xác chị Huyền đi vứt là phương tiện phạm tội. Chiếc xe này đứng tên đăng ký Nguyễn Mạnh Tường được hình thành trong thời kỳ hôn nhân nên được coi là tài sản chung với vợ là chị Nguyễn Thị Hằng (được qui định tại Điều 27 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000).

Về nguyên tắc, nếu chị Nguyễn Thị Hằng không có liên quan gì đến hành vi phạm tội của Nguyễn Mạnh Tường thì Tòa chỉ có quyền tuyên tịch thu 1/2 tài sản là chiếc xe ô tô của vợ chồng theo qui định của Luật Hôn nhân gia đình.

Tuy nhiên, trong vụ án này, Tòa đã xác định chị Hằng là người có lỗi, có hành vi vi phạm pháp luật là không tố giác tội phạm và đã bị CQĐT xử lý hành chính. Bản thân chị Hằng là người ngồi trên xe ô tô cùng Tường và Khánh đi vứt xác chị Huyền. Hằng có khuyên can Tường không vứt xác chị Huyền nên cơ quan không đề cập xử lý Hằng và sau đó Hằng không tố giác hành vi phạm tội của chồng. Hằng biết đó là xe ô tô là tài sản chung của vợ chồng nhưng Hằng không ngăn cản chồng đòi xe ô tô của mình. Nghĩa là Hằng chỉ ngăn cản vứt xác nhưng không ngăn cản đòi xe ô tô.

Tòa án đã xác định chị Hằng là người có lỗi trong việc Tường dùng xe ô tô vứt xác chị Huyền. Tuy nhiên Tòa  xác định hành vi đó của Hằng chưa đến mức xử lý về mặt hình sự.

"Chị Hằng chỉ có thể yêu cầu trả lại ½ giá trị chiếc xe ô tô trong trường hợp không biết hành vi phạm tội của chồng đã dùng xe của vợ chồng phạm tội và Hằng không có mặt trên xe ô tô cùng chồng", luật sư Thơm nói.

Do đó, TAND TP Hà Nội đã tịch thu chiếc xe ô tô của vợ chồng Bs Tường là phương tiện phạm tội là có căn cứ pháp luật.

Điều 40 BLHS. Tịch thu tài sản

Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án sung quỹ nhà nước. Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp do Bộ luật này quy định.

Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.

Điều 41 BLHS. Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm

1. Việc tịch thu, sung quỹ nhà nước được áp dụng đối với:
a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;
b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có;
c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.

2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

3. Vật, tiền thuộc tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu, sung quỹ nhà nước. 


Khánh Công

Ý kiến bạn đọc