"Bác" đề xuất tăng phí "chát" tại trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài

19:14, 07/11/2017
|

Sau gần một tuần nhà đầu tư trạm phí BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội) đề xuất tăng phí gấp 4 lần, chiều 6/11 lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, Bộ không đồng thuận với chủ trương này.

rạm BOT trên đường Bắc Thăng Long - Nội Bài đang thu phí cho đường tránh thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc).
rạm BOT trên đường Bắc Thăng Long - Nội Bài đang thu phí cho đường tránh thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc).

Đại diện lãnh đạo Bộ GTVT biết, sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các nội dung theo đề nghị của thành phố Hà Nội và cũng để phù hợp với tình hình mới khi tuyến đường Bắc Thăng Long - Nội Bài đã được bàn giao cho Hà Nội, năm 2013 Bộ GTVT đã thống nhất với thành phố Hà Nội và yêu cầu nhà đầu tư di dời trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài lên đường dự án - QL2 (tỉnh Vĩnh Phúc).

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ GTVT thông tin, việc này liên tục bị nhà đầu tư là Vietracimex 8 trì hoãn, không thực hiện. Gần đây với lý do, dỡ bỏ sau đó di dời trạm lên QL2 trên Vĩnh Phúc sẽ rất tốn kém nên nhà đầu tư đã báo cáo Chính phủ và các bộ ngành liên quan cho phép không tăng phí để tiếp tục hoạt động đến hết hợp đồng (nội dung này từng được Tiền phong phản ánh trong các ngày từ 20 đến 26/4/2017).

Đến nay, Cty Vietracimex 8 lại có đề xuất tăng phí gấp 4 lần mức hiện tại. Trao đổi với PV Tiền Phongchiều 11/6, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công cho rằng, đây là việc không thể được khi nhà đầu tư chưa thực hiện các chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ và Bộ GTVT đã đưa ra. Theo ông Công, trước khi Vietracimex 8 đề xuất tăng phí, Bộ GTVT đã có văn bản yêu cầu nhà đầu tư phải thực hiện nghiêm yêu cầu của Bộ GTVT. Cụ thể, phải rà soát việc thu phí, số tiền đã thu được, tính toán lại hoạt động của trạm khi tuyến đường đã bàn giao cho Hà Nội và Bộ GTVT không còn quản lý như khi ký kết hợp đồng dự án. “Từ đó nhà đầu tư phải có đề xuất phương án cho phù hợp về tương lai của trạm. Tuy nhiên, nhà đầu tư chưa thực hiện đã đề cập đến việc tăng phí là không phù hợp. Bộ GTVT không ủng hộ và không đồng thuận với việc này”, ông Công nhấn mạnh.

Như Tiền phong đã phản áng, chủ quan trạm thu phí BOT trên đường Thăng Long - Nội Bài  vừa có đề xuất phương án tăng phí đường bộ qua trạm này tăng gấp 4 lần mức hiện tại. Điều đáng nói, là trạm thu phí hoàn vốn cho dự án QL2 đoạn tránh thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) lâu nay đang bị người dân phản ứng do “đường làm một nơi, thu phí một nẻo”.

Cụ thể, nội dung tăng phí mà Công ty cổ phần BOT Vietracimex 8 đề xuất tăng tại trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài được đưa ra theo 2 phương án. Theo phương án 1: thay vì mức 10.000 đồng/lượt xe dưới 12 chỗ như hiện nay nhà đầu tư đề xuất tăng 2,5 lần so với mức thu hiện hữu đối với dưới 12 chỗ ngồi kể từ ngày 1/1/2018 đến hết ngày 31/12/2020. Giai đoạn từ 1/1/2021 đến ngày 31/12/2024, tăng lên 30.000 đồng/lượt/xe dưới 12 chỗ ngồi. Tăng lên 35.000 đồng/lượt/xe dưới 12 chỗ ngồi kể từ ngày 1/1/2025 cho đến khi kết thúc thời gian thu giá hoàn vốn (20/6/2030). Phương án 2: tăng lên 30.000 đồng/lượt/xe 12 chỗ kể từ ngày 1/1/2018 đến ngày 31/12/2020; Từ 1/1/2021 đến khi kết thúc thời hạn thu phí (ngày 19/6/2028), mức thu được đẩy lên tới 40.000 đồng/lượt/xe dưới 12 chỗ (gấp 4 lần hiện nay).

Trạm thu phí BOT được đặt trên đường Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội) để thu phí hoàn vốn cho dự án QL2 đoạn tránh thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) từ năm 2009. Theo hợp đồng BOT được ký giữa đại diện Bộ GTVT là Tổng Cục đường bộ Việt Nam và nhà đầu tư - Cty Cổ phần BOT Viettracimex 8, với giá trị hợp đồng làm đường tránh Vĩnh Yên 531 tỷ đồng, từ 1/9/2009, Cty Viettracimex 8 được đặt trạm thu phí trên đường Bắc Thăng Long - Nội Bài để hoàn vốn dự án QL2 đoạn tránh thành phố Vĩnh Yên trong vòng 16 năm 10 tháng. Đến nay, nhà đầu tư đã thu được hơn 8 năm. Với lý do đường làm một nơi, trạm thu phí một nẻo, nhiều năm qua người dân và chính quyền thành phố đã nhiều lần có kiến nghị với Chính phủ, Bộ GTVT di dời trạm ra khỏi Hà Nội. Tuy nhiên hiện trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài vẫn tồn tại và đến nay nhà đầu tư còn đề xuất tăng phí gấp  4 lần.

Theo Tiền Phong


Ý kiến bạn đọc