"Bật mí" bí quyết giành Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2015

14:41, 25/08/2015
|

(VnMedia) - Theo ông Nguyễn Long, Chủ tịch Hội đồng sơ khảo Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2015 lĩnh vực CNTT, m ột bài trình bày cô đọng nhất có thể, nêu bật được những tính năng ưu việt nhất cũng như khả năng thương mại, phát triển của sản phẩm sẽ giúp cho sản phẩm dự thi Nhân tài Đất Việt thêm cơ hội được đánh giá cao…


Đúng 14 giờ 30 phút, chương trình Giao lưu trực tuyến về Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2015 được diễn ra. Báo điện tử VnMedia tường thuật toàn bộ nội dung của buổi giao lưu này.

 

Ngày 14/5/2015, chương trình Họp báo phát động Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2015 đã được tổ chức trang trọng tại tòa nhà Tập đoàn VNPT với sự góp mặt của đại diện Ban Giám khảo, Ban Tổ chức, Nhà tài trợ chính, các nhà tài trợ, các nhà khoa học, phóng viên báo chí, truyền hình, các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin, Khoa học, Y dược, Môi trường cùng đông đảo các bạn trẻ và công chúng yêu thích CNTT.


  Ảnh minh họa



Giải thưởng Nhân tài Đất Việt do Hội Khuyến học Việt Nam khởi xướng, VNPT cùng VTV và Báo điện tử Dân trí đồng tổ chức đã bước vào năm thứ 11 (2005-2015). Với quy mô, tầm vóc và uy tín của một Giải thưởng lớn mang tầm quốc gia đã được khẳng định trong suốt 10 năm qua, Nhân tài Đất Việt đã thực sự trở thành một bệ phóng vững chắc cho các tài năng Việt, cho các doanh nghiệp đang trên đà phát triển.

 

Bước sang năm thứ 11, Giải thưởng bước sang một chặng đường phát triển mới vững chãi hơn, tiếp tục thắp lên những ngọn lửa yêu khoa học, yêu công nghệ và tôn vinh những tài năng đích thực của Việt Nam trong các lĩnh vực: Công nghệ thông tin, Khoa học Công nghệ, Y dược và Môi trường.

 

Tham gia Chương trình giao lưu diễn ra vào chiều nay là các khách mời đến từ Hội đồng Giám khảo Giải thưởng; Đại diện ban tổ chức Giải thưởng. Các vị khách mời sẽ giúp cho độc giả cũng như các thí sinh đã, đang và sẽ nộp hồ sơ tham dự Giải thưởng nắm bắt rõ hơn các thông tin về Giải thưởng, từ đó có thể nộp sản phẩm dự thi cũng như hoàn thiện và nộp sản phẩm dự thi với chất lượng tốt nhất.

 

Các đại biểu tham gia trả lời câu hỏi của bạn đọc gồm:

 

1. Giáo sư - Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu - Chủ tịch Hội đồng Chung khảo Giải thưởng.

 

2. Nhà báo Phạm Huy Hoàn - Tổng Biên tập Báo điện tử Dân trí - Trưởng Ban Tổ chức.

 

3. Tiến sỹ Nguyễn Long - Chủ tịch Hội đồng Chung khảo lĩnh vực CNTT.

 

4. Ông Nguyễn Tất Hồng Dương, Phó TBT Báo điện tử VnMedia.vn, thường trực BTC Giải thưởng, đại diện Nhà tài trợ chính VNPT.

 

5. GS.TS Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế.

 

Xuyên suốt chương trình họp báo, đại diện Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và Nhà tài trợ chính VNPT sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của độc giả về Giải thưởng năm thứ 11.

  Ảnh minh họa
Toàn cảnh buổi giao lưu trực tuyến


Thủy Hoàng - Nữ 43 tuổi:
VNPT đã là nhà đồng sáng lập và tài trợ chính cho Giải thưởng Nhân tài Đất Việt trong suốt thời gian qua. Xin ông đánh giá về những kết quả nổi bật nhất mà Giải thưởng đã đạt được?

 

Ông Nguyễn Tất Hồng Dương, Phó TBT Báo điện tử Vnmedia.vn, thường trực BTC Giải thưởng, đại diện Nhà tài trợ chính VNPT: Chào bạn! Sau 10 năm đồng hành cùng với Giải thưởng Nhân tài Đất việt với vai trò nhà tài trợ chính và đơn vị đồng tổ chức, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN rất tự hào với sự phát triển và lớn mạnh của Giải thưởng NTĐV. Đặc biệt là giải thưởng đã đạtnhững kết quả được dư luận, xã hội và giới khoa học, công nghệ thông tin đánh giá cao.

Đầu tiên, giải thưởng đã tạo ra sân chơi để các tài năng về khoa học và CNTT có cơ hội thể hiện niềm đam mê của mình.

 

Đối với những sản phẩm chưa có điều kiện ứng dụng thì giải thưởng là một bệ phóng để các sản phẩm nhanh chóng đi vào đời sống.

 

Đối với những sản phẩm đã được ứng dụng, giải thưởng là cơ hội để các tác giả hoàn thiện hơn nữa sản phẩm của mình và được vinh danh. Quan trọng hơn nữa, giải thưởng là một trong những biện pháp thiết thực thu hút sự quan tâm của dư luận cũng như các doanh nghiệp hỗ trợ chia sẻ các tài năng CNTT kiên trì theo đuổi đam mê của mình. Chính qua giải thưởng NTĐV, rất nhiều sản phẩm CNTT và công trình khoa học đã được áp dụng vào thực tế để phục vụ phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống của người dân.

 

Bên cạnh đó, Giải thưởng không chỉ thu hút những nhân tài trong nước mà cả các tài năng Việt sinh sống tại nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Nhiều sản phẩm, công trình được giải cao NTĐV đã tiếp tục vươn xa, chinh phục những đỉnh cao thế giới.

 

Trần Văn Tuấn - Nam 35 tuổi: Mới đây truyền thông có câu chuyện một kỹ sư ra trường mang biển xin việc ra đứng giữa đường, ông có liên tưởng gì tới Giải thưởng NTĐV, về việc chất xám ở VN vẫn chưa được sử dụng đúng mục đích? Ông đánh giá thế nào về câu chuyện này? Xin TBT Báo Dân trí chia sẻ thêm?

 

Nhà báo Phạm Huy Hoàn - Tổng Biên tập Báo điện tử Dân trí : Giải thưởng NTĐV chính là bệ phóng, để những người có kiến thức, có khả năng, có thể vận dụng được để làm những gì có ích cho xã hội, đồng thời gây dựng sự nghiệp cho riêng mình. Có những bạn trẻ chưa có việc làm, nhưng có kiến thức, ý tưởng và sự đam mê, sáng tạo ra những sản phẩm CNTT tốt, mang đi dự thi NTĐV, đoạt giải, được xã hội biết đến, sau đó họ lập được những công ty làm ăn rất thành công, hoặc được các công ty công nghệ lớn trong và ngoài nước chiêu mộ với mức lương rất cao. Đó chính là ý nghĩa của việc tham gia giải quyết việc sử dụng hiệu quả chất xám của Giải thưởng NTĐV.

 

Anh Tuấn - Nam 30 tuổi: Hiện đã có bao nhiêu sản phẩm tới tay BGK? Ông có chia sẻ gì với các bạn đang chuẩn bị nộp sản phẩm năm nay?

 

Nhà báo Phạm Huy Hoàn - Tổng Biên tập Báo Điện tử Dân trí : Trong 10 năm diễn ra giải, thông thường, số lượng sản phẩm dự thi lĩnh vực CNTT trung bình gửi vềlà trên dưới 200. Năm nay, hiện sản phẩm đang tiếp tục được gửi về nên chúng tôi chưa thể công bố. Đến ngày 30/9/2015 mới hết hạn nhận sản phẩm thì chúng tôi mới có thể thống kê cụ thể để chuyển tới ban sơ khảo kiểm tra trước khi công bố chính thức.


Thái Thị Ngọc Anh - Nữ 27 tuổi: Vấn đề môi trường là rất bức thiết nhưng theo đánh giá của GS các nhà khoa học trẻ VN đã thực sự lao vào cuộc chưa, thưa GS Nguyễn Văn Hiệu?

 

Giáo sư - Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu - Chủ tịch Hội đồng Chung khảo Giải thưởng: Tôi không biết các nhà khoa học trẻ Việt Nam đã thực sự lao vào cuộc chưa, nhưng biết chắc chắn rằng giới khoa học Việt Nam đã rất quan tâm đến bảo vệ môi trường, đã thu được khá nhiều kết quả có giá trị về bảo vệ môi trường. Song muốn sử dụng các kết quả đó còn thiếu 2 yếu tố rất quan trọng, không phụ thuộc vào nhà khoa học. Yếu tố quan trọng nhất là quyết tâm bảo vệ môi trường của chính quyền các địa phương. Tiếp theo đó là ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư, trong đó có các doanh nghiệp, ở các địa phương. Chính vì muốn động viên chính quyền và cộng đồng dân cư các địa phương từ thôn xóm đến xã, rồi đến cấp huyện cho nên Ban Tổ chức giải thưởng Nhân tài đất Việt đã quyết định tổ chức tặng giải thưởng Nhân tài đất Việt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đã có một số tổ chức ở các địa phương đăng ký tham gia và Ban Tổ chức hi vọng rằng sẽ lựa chọn được các tổ chức ở một số địa phương xứng đáng được nhận giải thưởng Nhân tài đất Việt về bảo vệ môi trường năm nay.

 

Trần Anh Thảo - Nam 30 tuổi: Giới trẻ luôn trông chờ những nét mới ở Giải thưởng NTĐV, năm 2015 nét mới là gì thưa nhà báo Phạm Huy Hoàn? Theo Nhà báo, sang tuổi 11 Giải thưởng Nhân tài đất Việt liệu đã hết tuổi “sung mãn”?

 

Nhà báo Phạm Huy Hoàn - Tổng Biên tập Báo điện tử Dân trí : Giải thưởng đã qua 10 năm phát triển, có thể khẳng định năm nào cũng có những nét mới, cụ thể là những công trình nghiên cứu xuất sắc tiếp tục được tôn vinh từ lĩnh vực CNTT, đến các lĩnh vực Khoa hoc, Y dược, Môi trường. Về lĩnh vực khoa học, Giải thưởng đã được trao tới các nhà khoa học xuất sắc trong các lĩnh vực Khoa học tự nhiên, khoa học ứng dụng, và khoa học công nghệ. Hàng năm Ban tổ chức luôn nhận được những thông tin tích cực từ các công trình MỚI tham gia được nhận Giải thưởng NTĐV. Có thể kể đến sản phẩm Chip Việt được Nhà nước đầu tư sản xuất với quy mô lớn. Sản phẩm E-learrning của nhóm AI đã rất thành công ngay sau khi triển khai xây dựng trường đào tạo trực tuyến tại địa chỉ www.truongtructuyen.vn , chỉ sau vài tháng đã thu hút hàng trăm ngàn học sinh đăng ký theo học... Còn nhiều thành tựu đáng tự hào khác của các nhà khoa học trong các lĩnh vực khoa học, y dược... được tôn vinh, nhận Giải thưởng NTĐV, đang đóng góp tích cực cho nền kinh tế của đất nước đã được giới thiệu trên Mục Nhân tài đất Việt của báo điện tử Dân Trí và Vnmedia...

 

Nguyễn Phú Thứ - Nam 28 tuổi: Thưa Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến , đồng hành cùng Nhân tài đất Việt 5 năm, xin thứ trưởng đánh giá về ảnh hưởng của Giải thưởng đối với ngành Y?


  Ảnh minh họa
Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế trả lời giao lưu trực tuyến


Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế: Qua 5 năm triển khai, giải thưởng Nhân tài Đất Việt đối với các ngành, đặc biệt là ngành y, đóng vai trò rất quan trọng. Giải thưởng đã thúc đẩy phát triển lĩnh vực khoa học kỹ thuật trong ngành y, kích thích sự sáng tạo, ứng dụng vào thực tiễn, mang lại những lợi ích thiết thực trong công tác khám chữa bệnh cũng như phòng bệnh và sản xuất trang thiết bị y tế, đặc biệt là vắc xin.


Phạm Nguyễn - Nam 30 tuổi: Hội đồng Giám khảo trong 10 năm qua gần như không thay đổi trong khi CNTT thay đổi từng phút, TS Nguyễn Long đánh giá thế nào về điều này? Có sợ Hội đồng “lỗi thời” không, thưa TS?

 

Tiến sỹ Nguyễn Long - Chủ tịch Hội đồng Chung khảo lĩnh vực CNTT: Công nghệ theo thời gian vẫn là công nghệ, sự thay đổi (mới hoặc cao) đó là chất lượng và đổi mới công nghệ. Hội đồng giám khảo (HĐGK) vẫn những con người ấy (mỗi năm thay đổi bổ xung 25%) trong 10 năm qua nhưng HĐGK có sự thay đổi nhiều về chất lượng: PGS.TS Lương Chi Mai nay đã là Chủ tịch HĐKH Viện CNTT, PGS.TS Dương Anh Đức ngày nào còn là trưởng khoa CNTT nay đã là Phó GĐ ĐHQG Tp HCM, PGS.TS Nguyễn Việt Hà nay là Hiệu trưởng ĐH Công nghệ Hà Nội …. Còn nhiều các Ủy viên HĐGK trẻ đã và đang từng bước song hành cùng Nhân tài Đất Việt. Chỉ có một người không chịu thay đổi là tôi thôi, nhưng tuổi cộng càng nhiều còn tóc bạc đi thì ngày càng rõ.

 

Trần Ngọc Hải Đăng - Nam 27 tuổi: Nhân tài Đất Việt là giải thưởng của xã hội, vì xã hội và do xã hội tài trợ. Có phải vì thế mà tính cạnh tranh vẫn chưa thực sự cao, thưa Nhà báo Phạm Huy Hoàn?

 

Nhà báo Phạm Huy Hoàn - Tổng Biên tập Báo điện tử Dân trí : Chính vì là giải thưởng của xã hội, nên tính cạnh tranh trong Nhân tài đất Việt rất cao, bởi chỉ những sản phẩm thực sự phục vụ được lợi ích của xã hội, được xã hội chấp nhận, mới có thể giành giải thưởng và nhận được sự tôn vinh xứng đáng. Hơn nữa, vì được các nguồn lực xã hội tài trợ, nên tính thực tế của giải thưởng càng cao, bởi các nguồn tài trợ này luôn hướng tới việc tối ưu hóa hiệu quả tài trợ, và sẽ chỉ chấp nhận tài trợ khi giải thưởng mang lại những giá trị thực sự cho cộng đồng và xã hội, giải quyết được những vấn đề thực tế của xã hội, và góp phần nâng cao uy tín của giải thưởng.

 

Chu Minh Tuấn - Nam 26 tuổi: Thưa GS Hiệu, nhân tài nước ta có nhiều nhưng làm thế nào để giữ chân nhân tài khi mà môi trường làm việc ở nước ta còn yếu về cơ sở vật chất cũng như đồng lương trả cho họ thấp!


  Ảnh minh họa
Giáo sư - Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu - Chủ tịch Hội đồng Chung khảo Giải thưởng


Giáo sư - Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu - Chủ tịch Hội đồng Chung khảo Giải thưởng : Tôi không thể nói về các lĩnh vực khác mà chỉ xin trả lời về lĩnh vực khoa học tự nhiên. Trong khoa học tự nhiên, ở nước ta hiện nay có người tài nhưng không nhiều đâu. Vấn đề cũng không phải ở chỗ giữ chân người tài, mà ở chỗ tạo điều kiện cho những người có tài được phát huy tài năng của họ. Nếu không tạo được điều kiện thì hãy an tâm với việc có những người say mê khoa học tạm thời rời quê hương đi nghiên cứu khoa học ở các nước tiên tiến, rồi sau này khi đã trở thành nhân tài quốc tế, họ sẽ trở về nước phục vụ theo tấm gương của giáo sư Ngô Bảo Châu.

 

Nguyễn Khôi Linh - Nữ 23 tuổi: Với vai trò mới là Chủ tịch hội đồng Chung khảo NTĐV trong lĩnh vực CNTT, ông có điều chỉnh gì để nâng cao chất lượng sản phẩm?

 

Tiến sỹ Nguyễn Long - Chủ tịch Hội đồng Chung khảo lĩnh vực CNTT: Thông qua báo chí và truyền thông, chúng tôi rất mong muốn có nhiều sản phẩm chất lượng tốt, sáng tạo và ứng dụng rộng rãi tham gia giải thưởng. Đến với Nhân tài đất Việt chúng tôi tin tưởng rằng các sản phẩm và doanh nghiệp tham gia ngoài tham vọng đoạt giải sẽ có cơ hội quảng bá và trình diễn, giới thiệu sản phẩm của mình.

 

Hội đồng giám khảo sẽ công tâm, minh bạch và sáng suốt lựa chọn các sản phẩm tốt nhất, thành công nhất vào Chung khảo để các bạn tự bảo vệ sản phẩm của mình và đến với bục vinh quang Nhân tài đất Việt.

 

Minh Nhật - Nam 22 tuổi: Được biết Ban Tổ chức Giải thưởng Nhân tài Đất Việt đã quyết định đưa Giải thưởng dành cho các sản phẩm ứng dụng công nghệ trên thiết bị di động trở thành 1 trong 3 hệ thống sản phẩm dự thi chính trong lĩnh vực CNTT và xu hướng hiện tại đang là thời đại của smart Phone. Vậy BTC có ưu tiên và đưa loại sản phẩm này thành mũi nhọn không?

 

Ông Nguyễn Tất Hồng Dương, Phó TBT Báo điện tử Vnmedia.vn, thường trực BTC Giải thưởng, đại diện Nhà tài trợ chính VNPT: Cám ơn bạn, chắc bạn là người rất quan tâm tới việc phát triển các ứng dụng trên các thiết bị di động. Chính vì lĩnh vực này đang trở thành "mũi nhọn" trong lĩnh vực CNTT những năm gần đây nên BTC giải thưởng đã quyết định bổ sung thêm hệ thống giải thưởng dành riêng cho các ứng dụng trên thiết bị di động. Hệ thống giải thưởng này được đánh giá có giá trị ngang bằng với các giải thưởng ở lĩnh vực khác.


  Ảnh minh họa
Ông Nguyễn Tất Hồng Dương, Phó TBT Báo điện tử Vnmedia.vn, thường trực BTC Giải thưởng, đại diện Nhà tài trợ chính VNPT trả lời giao lưu trực tuyến.


Đặc điểm của việc thiết kế các ứng dụng trên thiết bị di động không đòi hỏi chi phí lớn hay nền tảng công nghệ cao mà phụ thuộc rất nhiều vào sự đam mê và sáng tạo cá nhân. Đây là lĩnh vực mà các bạn trẻ yêu thích CNTT có cơ hội để thử sức và so tài. Năm 2015 là năm thứ 3 giải thưởng NTĐV có hệ thống giải thưởng riêng cho các ứng dụng trên thiết bịdi động và BTC rất kỳ vọng sẽ có những sản phẩm nổi bật, xứng đáng để nhận giải NTĐV.

 

Nguyễn Thị Thúy Diễm - Nữ 24 tuổi: NTĐV 2015, GS Nguyễn Văn Hiệu có dành 100 triệu tặng nhà khoa học làm giải thưởng như các năm đã qua không, thưa GS?

 

Giáo sư - Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu - Chủ tịch Hội đồng Chung khảo Giải thưởng: Những năm trước đây, khi có sự cần thiết trao tặng giải thưởng Nhân tài đất Việt trong khoa học tự nhiên, mỗi năm tôi đóng góp số tiền cho một giải thưởng. Từ năm 2014, Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định hàng năm trao giải thưởng Tạ Quang Bửu cho các nhà khoa học tự nhiên có thành tíc h khoa học xuất sắc và cử giáo sư Ngô Việt Trung - nhà toán học đã được tặng giải thưởng Nhân tài đất Việt trong lĩnh vực khoa học tự nhiên làm Chủ tịch Hội đồng giải thưởng Tạ Quang Bửu. Từ năm 2014, giải thưởng Nhân tài đất Việt trong lĩnh vực khoa học tự nhiên đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình trong giai đoạn cần thiết.

 

Một phần sứ mệnh đó đã được giải thưởng Tạ Quang Bửu thực hiện. Phần còn lại sẽ được một giải thưởng khác thực hiện. Giải thưởng này cũng mang tên một nhà khoa học lớn của đất nước và sẽ được công bố trong thời gian sắp tới.

 

Lê Minh - Nam 30 tuổi: Theo Nhà báo, bước sang tuổi 11, Giải thưởng Nhân tài đất Việt liệu đã hết tuổi “sung mãn”?

 

Nhà báo Phạm Huy Hoàn - Tổng Biên tập Báo điện tử Dân trí : Nếu nhìn lại 10 năm qua, khi bạn nhắc tới cụm từ “sung mãn”, tôi nhớ lại từ năm 2005 đến nay, trong danh sách các thí sinh dự thi về CNTT, đã có cả các thí sinh trong độ tuổi tiểu học đến các “vị" thí sinh cao tuổi. Ví dụ, từ năm 2005 có em Thục Anh (11 tuổi) dự thi với sản phẩm phần mềm “Cung đường học và chơi” và Lương y Lê Văn Sửu (69 tuổi) vẫn rất tâm huyết với cuộc thi cùng sản phẩm “Phần mềm chẩn bệnh bằng đo nhiệt kinh lạc”. Năm 2009, có em Nguyễn Duy Linh (15 tuổi) ở Huế và bác Lê Tiến Đẩu (79 tuổi) - Việt kiều ở California , Mỹ cũng gửi sản phẩm dự thi…

 

Như vậy, trong lĩnh vực CNTT, tôi đã nhận thấy tài năng không có giới hạn về lứa tuổi. Và cho tới những năm gần đây nhất, việc số lượng sản phẩm dự thi về CNTT mà Ban tổ chức nhận được vẫn ở mức trên dưới 200 và thí sinh thuộc nhiều độ tuổi khác nhau từ trong nước và nước ngoài gửi về đã cho thấy sức hấp dẫn của lĩnh vực này.


Phan Anh Tú - Nam 38 tuổi: Mỗi năm đều có những công trình khoa học lớn về tự nhiên, môi trường… được Giải thưởng vinh danh, nhưng xã hội vẫn còn quá nhiều điều bất cập. Phải chăng các công trình này chỉ được phát sáng trong phạm vi nhất định, thưa GS Hiệu?

 

Giáo sư - Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu - Chủ tịch Hội đồng Chung khảo Giải thưởng : Cũng có công trình phát huy tác dụng trong phạm vi rộng lớn đấy chứ. Chẳng hạn như công trình “Kiểm soát lũ tứ giác Long Xuyên” do cố giáo sư Nguyễn Sinh Huy chủ trì, và công trình “Cơ sở khoa học cho sự khai hoang Đồng Tháp Mười” do phó giáo sư Hồ Chín chủ trì. Cả 2 công trình đều đã được tặng giải thưởng Nhân tài đất Việt trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và đều là các công trình “phát sáng” trong một phạm vi rất rộng lớn, biến cả 2 vùng lãnh thổ hoang hoá là Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên thành 2 vựa lúa của cả nước, đã được nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Minh Nhị đánh giá là: “trận quyết chiến cuối cùng trên mặt trận nông nghiệp, thuỷ lợi của thời kỳ Võ Văn Kiệt”.

 

Trần Đức Anh - Nam 35 tuổi: Xin Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến cho biết những công trình được Hội đồng ngành Y đề xuất xem xét Nhân tài Đất Việt được sàng lọc ra sao?

 

Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế: Những công trình trong lĩnh vực Y dược được xét tặng nhân tài Đất Việt thường không quá khó khăn để lựa chọn vì rằng khi nói đến công trình nào có giá trị về mặt khoa học cũng như thực tiễn thì những người công tác trong lĩnh vực Y Dược đều có thể chỉ ra tương đối.

 

Ví dụ như trong lĩnh vực ghép tạng, thụ tinh trong ống nghiệm, các phẫu thuật chuyên sâu, kỹ thuật sản xuất vắc xin... Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng có những hội đồng khoa học để xét duyệt và đề nghị Hội đồng Nhân tài Đất Việt xem xét 1 cách nghiêm túc và khoa học. Và sau khi những công trình được nhận giải thưởng Nhân tài Đất Việt đều được giới y học đánh giá cao.

Minh Nhật - Nam 22 tuổi:   Được biết Ban Tổ chức Giải thưởng Nhân tài Đất Việt đã quyết định đưa Giải thưởng dành cho các sản phẩm ứng dụng công nghệ trên thiết bị di động trở thành 1 trong 3 hệ thống sản phẩm dự thi chính trong lĩnh vực CNTT và xu hướng hiện tại đang là thời đại của smart Phone. Vậy BTC có ưu tiên và đưa loại sản phẩm này thành mũi nhọn không?

Ông Nguyễn Tất Hồng Dương, Phó TBT Báo điện tử Vnmedia.vn, thường trực BTC Giải thưởng, đại diện Nhà tài trợ chính VNPT:  Cám ơn bạn, chắc bạn là người rất quan tâm tới việc phát triển các ứng dụng trên các thiết bị di động. Chính vì lĩnh vực này đang trở thành "mũi nhọn" trong lĩnh vực CNTT những năm gần đây nên BTC giải thưởng đã quyết định bổ sung thêm hệ thống giải thưởng dành riêng cho các ứng dụng trên thiết bị di động. Hệ thống giải thưởng này được đánh giá có giá trị ngang bằng với các giải thưởng ở lĩnh vực khác.

Đặc điểm của việc thiết kế các ứng dụng trên thiết bị di động không đòi hỏi chi phí lớn hay nền tảng công nghệ cao mà phụ thuộc rất nhiều vào sự đam mê và sáng tạo cá nhân. Đây là lĩnh vực mà các bạn trẻ yêu thích CNTT có cơ hội để thử sức và so tài. Năm 2015 là năm thứ 3 giải thưởng NTĐV có hệ thống giải thưởng riêng cho các ứng dụng trên thiết bị  di động và BTC rất kỳ vọng sẽ có những sản phẩm nổi bật, xứng đáng để nhận giải NTĐV.


Nguyễn Thị Thúy Diễm - Nữ 24 tuổi: NTĐV 2015, GS Nguyễn Văn Hiệu có dành 100 triệu tặng nhà khoa học làm giải thưởng như các năm đã qua không, thưa GS?

Giáo sư - Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu - Chủ tịch Hội đồng Chung khảo Giải thưởng: Những năm trước đây, khi có sự cần thiết trao tặng giải thưởng Nhân tài đất Việt trong khoa học tự nhiên, mỗi năm tôi đóng góp số tiền cho một giải thưởng. Từ năm 2014, Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định hàng năm trao giải thưởng Tạ Quang Bửu cho các nhà khoa học tự nhiên có thành tíc h khoa học xuất sắc và cử giáo sư Ngô Việt Trung – nhà toán học đã được tặng giải thưởng Nhân tài đất Việt trong lĩnh vực khoa học tự nhiên làm Chủ tịch Hội đồng giải thưởng Tạ Quang Bửu. Từ năm 2014, giải thưởng Nhân tài đất Việt trong lĩnh vực khoa học tự nhiên đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình trong giai đoạn cần thiết.

Một phần sứ mệnh đó đã được giải thưởng Tạ Quang Bửu thực hiện. Phần còn lại sẽ được một giải thưởng khác thực hiện. Giải thưởng này cũng mang tên một nhà khoa học lớn của đất nước và sẽ được công bố trong thời gian sắp tới.


Lê Minh - Nam 30 tuổi:
Theo Nhà báo, bước sang tuổi 11, Giải thưởng Nhân tài đất Việt liệu đã hết tuổi “sung mãn”?

Nhà báo Phạm Huy Hoàn - Tổng Biên tập Báo điện tử Dân trí : Nếu nhìn lại 10 năm qua, khi bạn nhắc tới cụm từ “sung mãn”, tôi nhớ lại từ năm 2005 đến nay, trong danh sách các thí sinh dự thi về CNTT, đã có cả các thí sinh trong độ tuổi tiểu học đến các “vị" thí sinh cao tuổi. Ví dụ, từ năm 2005 có em Thục Anh (11 tuổi) dự thi với sản phẩm phần mềm “Cung đường học và chơi” và Lương y Lê Văn Sửu (69 tuổi) vẫn rất tâm huyết với cuộc thi cùng sản phẩm “Phần mềm chẩn bệnh bằng đo nhiệt kinh lạc”. Năm 2009, có em Nguyễn Duy Linh (15 tuổi) ở Huế và bác Lê Tiến Đẩu (79 tuổi) - Việt kiều ở California, Mỹ cũng gửi sản phẩm dự thi…

Như vậy, trong lĩnh vực CNTT, tôi đã nhận thấy tài năng không có giới hạn về lứa tuổi. Và cho tới những năm gần đây nhất, việc số lượng sản phẩm dự thi về CNTT mà Ban tổ chức nhận được vẫn ở mức trên dưới 200 và thí sinh thuộc nhiều độ tuổi khác nhau từ trong nước và nước ngoài gửi về đã cho thấy sức hấp dẫn của lĩnh vực này.

Trần Văn Việt - Nam 30 tuổi: Hội Tin học VN hiện đang giữ liên lạc, hỗ trợ cho các cá nhân, tập thể đã thành công qua các kỳ NTĐV cụ thể nào?

Tiến sỹ Nguyễn Long - Chủ tịch Hội đồng Chung khảo lĩnh vực CNTT:   Chào bạn! Hội Tin học Việt Nam hiện giữ liên lạc với rất nhiều đơn vị và cá nhân có sản phẩm tham gia Nhân tài đất Việt trong suốt 10 năm qua. Qua họ, chúng tôi biết được các định hướng công nghệ và giải pháp ứng dụng CNTT tại các thời điểm khác nhau. Sự thành công hay chuyển hướng kịp thời của các nhóm tác giả cũng được chia xẻ, đánh giá và là bài học kinh nghiệm cho các năm tiếp theo. Vừa qua khi Bộ TTTT có phát động, tìm kiếm các sản phẩm tham gia Giải thưởng CNTT Asean năm 2015 (ASEAN ICT AWARD) hầu hết các sản phẩm đoạt giải NTĐV các năm gần đây đã được đề cử vào vòng sơ khảo ASEAN thi đấu với hàng trăm sản phẩm đề cử của các nước Đông Nam Á.Hy vọng NTĐV sẽ chắp cánh tại ASEAN trong lễ công bố và trao Giải AICTIA vào tháng 11/2015 tại Đà Nẵng.

Tuy không hỗ trợ được về tài chính, qua kênh liên lạc thường xuyên, Hội Tin học VN đã cố gắng tư vấn cùng các nhóm tác giả, doanh nghiệp các định hướng phát triển sản phẩm, giới thiệu khách hàng và kết nối với các nhà đầu tư tiềm năng.

Nguyễn Thị Ánh Linh - Nữ 26 tuổi: Những Nhân tài Đất Việt đoạt giải cao ở những năm qua hiện tại có những thành tựu nào phục vụ cho xã hội không? Sau cuộc thi, BTC có chương trình kết nối các Nhân tài của đất nước lại với nhau không? Có chính sách hỗ trợ họ góp sức xây dựng đất nước không?


Nhà báo Phạm Huy Hoàn - Tổng Biên tập Báo điện tử Dân trí :
Chặng đường 10 năm qua đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt của giải thưởng cũng như ý nghĩa của giải thưởng đối với xã hội. Giải thưởng luôn nhận được sự quan tâm to lớn từ các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, của giới khoa học, công nghệ, cộng đồng doanh nghiệp, và toàn xã hội. Với bề dày truyền thống như vậy, chắc chắn giải thưởng sẽ ngày càng đáp ứng tốt hơn những kỳ vọng mà xã hội dành cho, tôn vinh những tài năng đích thực, và mang lại giá trị cho cộng đồng.

Để minh chứng cho  tính thiết thực phục vụ cho xã hội của Giải thưởng mà bạn vừa hỏi, tôi xin trích dẫn lời đánh giá của Chủ tịch MTTQVN Nguyễn Thiện Nhân tại Lễ trao giải NTĐV lần thứ 10: "Qua 10 năm gắn bó với Giải thưởng, gắn bó với tình cảm, với niềm tự hào của trí tuệ Việt Nam, từ giải thưởng trong lĩnh vực CNTT, đến nay đã mở rộng sang cả ba lĩnh vực khoa học, y dược và môi trường. Chúng tôi rất vui khi kết quả Giải thưởng cho thấy được chiều sâu, tầm cao trí tuệ của giải thưởng. Chúng ta tự hào hôm nay với giải thưởng Vắc-xin của PGS-TS Lê Thị Luận cùng cộng sự đã đưa Việt Nam trở thành một trong 4 nước trên thế giới sản xuất được Vắc-xin Rotavin-M1, tiết kiệm được hàng triệu đôla, cứu được hàng vạn sinh mạng trẻ em Việt Nam".

Trong lời phát biểu của mình, Chủ tịch MTTQVN Nguyễn Thiện Nhân mới dẫn chứng một trường hợp cụ thể trong rất nhiều giải thưởng thuộc các lĩnh vực khác, như: CNTT, Khoa học tự nhiên, Khoa học ứng dụng, và Khoa học công nghệ, lĩnh vực Y-Dược và Môi trường cũng có tính thiết thực phục vụ xã hội mà bạn có thể tìm hiểu đầy đủ về những thành công của các công trình khoa học đó trong mục Nhân tài Đất Viêt trên Báo điện tử Dân trí và báo VnMedia.

Về việc hỗ trợ cho các nhân tài, theo tôi biết, cũng đã có một số doanh nghiệp chọn các sản phẩm dự thi để đầu tư nâng cao phục vụ hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ, năm 2009, VNPT đã giúp sản phẩm Vho (sức khoẻ cộng đồng). Tuy sản phẩm này không đươc giải nhưng đã được VNPT đỡ đầu phát triển để phục vụ cộng đồng.


Phan Anh Tú - Nam 38 tuổi: Mỗi năm đều có những công trình khoa học lớn về tự nhiên, môi trường… được Giải thưởng vinh danh, nhưng xã hội vẫn còn quá nhiều điều bất cập. Phải chăng các công trình này chỉ được phát sáng trong phạm vi nhất định, thưa GS Hiệu?


Giáo sư - Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu - Chủ tịch Hội đồng Chung khảo Giải thưởng:
Cũng có công trình phát huy tác dụng trong phạm vi rộng lớn đấy chứ. Chẳng hạn như công trình “Kiểm soát lũ tứ giác Long Xuyên” do cố giáo sư Nguyễn Sinh Huy chủ trì, và công trình “Cơ sở khoa học cho sự khai hoang Đồng Tháp Mười” do phó giáo sư Hồ Chín chủ trì. Cả 2 công trình đều đã được tặng giải thưởng Nhân tài đất Việt trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và đều là các công trình “phát sáng” trong một phạm vi rất rộng lớn, biến cả 2 vùng lãnh thổ hoang hoá là Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên thành 2 vựa lúa của cả nước, đã được nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Minh Nhị đánh giá là: “trận quyết chiến cuối cùng trên mặt trận nông nghiệp, thuỷ lợi của thời kỳ Võ Văn Kiệt”.


Trần Đức Anh - Nam 35 tuổi:
Xin Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến cho biết những công trình được Hội đồng ngành Y đề xuất xem xét Nhân tài Đất Việt được sàng lọc ra sao?

Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế: Những công trình trong lĩnh vực Y dược được xét tặng nhân tài Đất Việt thường không quá khó khăn để lựa chọn vì rằng khi nói đến công trình nào có giá trị về mặt khoa học cũng như thực tiễn thì những người công tác trong lĩnh vực Y Dược đều có thể chỉ ra tương đối.

Ví dụ như trong lĩnh vực ghép tạng, thụ tinh trong ống nghiệm, các phẫu thuật chuyên sâu, kỹ thuật sản xuất vắc xin... Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng có những hội đồng khoa học để xét duyệt và đề nghị Hội đồng Nhân tài Đất Việt xem xét 1 cách nghiêm túc và khoa học. Và sau khi những công trình được nhận giải thưởng Nhân tài Đất Việt đều được giới y học đánh giá cao.

Văn Minh - Nam 41 tuổi: Khi Ban tổ chức giải thưởng quyết định mở thêm giải dành cho lĩnh vực di động, đã chứng tỏ rất nhanh nhạy, thức thời nắm bắt xu hướng hiện nay. Tuy nhiên, để tham gia lĩnh vực này, bài dự thi cần phải đáp ứng những yêu cầu gì?


Tiến sỹ Nguyễn Long - Chủ tịch Hội đồng Chung khảo lĩnh vực CNTT: Ngày nay viễn thông và công nghệ thông tin đang tích hợp và hòa nhập mạnh mẽ, điểm kết nối là internet và mạng di động cùng các thiết bị thông minh (smart), chính vì thế sáng tạo các ứng dụng trên di động đã được đặt ra như nhóm sản phẩm mới của Nhân tài Đất Việt.  Để tham gia Nhóm sản phẩm này các bạn phải có các ứng dụng tốt cho các thiết bị di động.

Có nhiều cách tiếp cận và đánh giá, chẳng hạn chuyển đổi các ứng dụng thông dụng từ nền tảng WEB sang nền tảng di động và phần lớn là các ứng dụng có ý nghĩa trên nền tảng di động (có rất nhiều ý tưởng sáng tạo) . Tiêu chí thành công cho sản phẩm ứng dụng di động là tính kết nối, tương tác cao và cần gọn, nhẹ đơn giản và hiệu quả.


Trần Thị Ái Ly - Nữ 27 tuổi: Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến từng chia sẻ, những công trình Y dược được vinh danh tại Giải thưởng Nhân tài Đất Việt được nhân rộng, nhiều nước học hỏi. Xin thứ trưởng có thể nói cụ thể hơn về điều này?Những tác phẩm này được áp dụng như thế nào?


Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế: Các giải thưởng Nhân tài Đất Việt được chọn lựa không nhiều, mỗi năm chỉ 1-2 giải thưởng. Những giải thưởng này thường được áp dụng trong nước và trên thế giới và được nhiều nước học hỏi. Ví dụ như kỹ thuật mổ nội soi của GS. TS Nguyễn Thanh Liêm, kỹ thuật mổ nội soi bướu cổ của PGS.TS Trần Ngọc Lương; kỹ thuật về nghiên cứu sản xuất vắc xin của PGS.TS Lê Thị Luân... được thế giới đánh giá rất cao.

Và ngay cả trước đây, khi chưa có giải thưởng Nhân tài Đất Việt nhưng những kỹ thuật của các thầy lão thành trong ngành y rất được thế giới trân trọng, đánh giá rất cao như đề tài Cắt gan khô của GS.TS Tôn Thất Tùng, công trình sản xuất kháng sinh của GS. Đặng Văn Ngữ và những công trình khoa học này cũng đều được thế giới công nhận và đến Việt Nam học hỏi.


Những công trình, kỹ thuật này đã được áp dụng trong việc điều trị cho các bệnh nhân mà trước đây gặp rất nhiều khó khăn. Rất nhiều các nhà khoa học trên thế giới đã đến Việt Nam và các GS cũng đã đi nhiều nước để chuyển giao kỹ thuật này.


Vũ Quang Trí - Nam 27 tuổi: Xin hỏi TS Nguyễn Long, nếu sản phẩm gửi đi rồi nhưng đến phút cuối chúng tôi muốn update bản mới nhất thì có được không?

Tiến sỹ Nguyễn Long - Chủ tịch Hội đồng Chung khảo lĩnh vực CNTT: Hoàn toàn có thể nhưng phải trước khi Hội đồng giám khảo bình chấm, trong lúc bình chấm từ vòng sơ khảo nếu có các vấn đề cần hiểu rõ chúng tôi luôn liên hệ với các nhóm tác giả để tìm hiểu, phân tích kỹ càng. Nếu sản phẩm vào vòng chung khảo các nhóm tác giả có thể update những điểm mới nhất, đặc biệt nhất và thông qua phần trình bày trực tiếp với Hội đồng giám khảo sẽ là cơ hội để các sản phẩm thể hiện về tính ưu việt của mình.


Trần Đức Phú - Nam 28 tuổi:
Xin TS Nguyễn Long chia sẻ cách nào để chúng tôi phản biện đạt kết quả tốt nhất nếu sản phẩm được vào vòng trong?


Tiến sỹ Nguyễn Long - Chủ tịch Hội đồng Chung khảo lĩnh vực CNTT: Nếu sản phẩm được vào vòng Chung khảo, các bạn cần chuẩn bị sẵn một bài trình bày cô đọng nhất có thể về sản phẩm của mình (lưu ý các sản phẩm đã được Hội đồng giám khảo đọc kỹ hồ sơ tham dự từ trước) và cần lưu ý cái “tôi” tính “Việt Nam”  của sản phẩm cũng như khả năng thương mại, phát triển (cũng như thành công) của sản phẩm. Nếu sản phẩm của bạn được Hội đồng “săm soi”  kỹ và sâu thì cơ hội được đánh giá chung khảo sẽ rất cao.


Báo điện tử VnMedia

Ý kiến bạn đọc