Vì sao người dùng kém mặn mà với máy tính bảng?

07:04, 26/11/2014
|

(VnMedia) - Thị trường máy tính bảng trong năm 2014 đã giảm sút khá nhiều và thậm chí sản phẩm hấp dẫn nhất như dòng iPad của Apple cũng giảm thê thảm. Vậy vì sao người dùng lại kém mặn mà với dòng sản phẩm này?

2014 là một năm khá tốt đối với các dòng máy tính bảng Android. Người tiêu dùng có thể thấy sự ra đời của Nexus 9 của Google và rất nhiều máy tính bảng mới của Samsung và thậm chí không thiếu các dòng máy tính bảng Android giá rẻ vừa đổ bộ thị trường. Trong khi đó, máy tính bảng iPad của Apple đã không còn “nóng” và hấp dẫn như trước. Theo số liệu mới nhất của IDC, Apple xuất xưởng 64,9 triệu máy tính bảng iPad trong năm 2014, giảm 12,7% so với năm 2013.

Ảnh minh họa


Sản lượng máy tính bảng trên toàn cầu cũng không khả quan hơn nhiều so với doanh số bán ra của iPad trong năm nay. Tuy không có sự suy giảm tổng thể nhưng từ năm 2013, sản lượng máy tính bảng xuất xưởng giảm từ 52,5% (2012-2013) còn 7,2% (2013-2014). Đó là tín hiệu khá xấu, đặc biệt khi dòng máy tính bảng liên tục được cập nhật các công nghệ và tính năng mới.

Đối với Android, năm qua tốc độ tăng trưởng vẫn tăng 16% trong năm 2014, và nền tảng này vẫn nắm giữ 67,7% thị phần máy tính bảng trên toàn thế giới. Chỉ trong năm nay, gần 160 triệu máy tính bảng Android được bán ra thị trường. Trong khi đó, tuy giảm sút sản lượng bán ra nhưng Apple vẫn giữ 27,5% thị phần máy tính bảng, và vẫn là nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) lớn nhất hiện nay.

Vậy tại sao doanh số bán máy tính bảng lại giảm sút? IDC chỉ ra rằng, tuổi thọ máy tính bảng ban đầu được dự báo tương tự như một chiếc điện thoại thông minh. Tuy nhiên, phần lớn thời gian sử dụng của máy tính bảng đều vượt qua dự đoán đó. Một số người giữ máy tính bảng của họ 3 hoặc thậm chí 4 năm, chỉ vì không có lý do để nâng cấp. Hầu hết mọi người sử dụng máy tính bảng của họ để giải trí, trải nghiệm nội dung đa phương tiện, và máy tính bảng mua 3 năm trước vẫn có thể hoạt động tốt.

Ngoài ra, cũng có thể máy tính bảng mới chưa đủ độ hấp dẫn để người dùng phải nâng cấp mới. Với điện thoại, một nâng cấp nhỏ cũng tạo ra được sự mới lạ trong khi đó với máy tính bảng mới, tất cả những thay đổi chỉ là dung lượng pin và kích cỡ màn hình, điều đó không đủ để thuyết phục hầu hết người tiêu dùng mua máy mới.

Ảnh minh họa
Nhiều người tiêu dùng giữ cho máy tính bảng của họ cho 3 hoặc thậm chí 4 năm, chỉ vì không có lý do để nâng cấp.


Do đó, nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng máy tính bảng trong năm 2015. Trong số nhiều lựa chọn, Google đang làm việc trên cả hệ điều hành Chrome OS và Android và Microsoft đang tập trung vào Windows 10, và Apple đang xuống đốc có thể thay đổi mọi thứ. Hiện giờ người dùng giữ máy tính bảng lâu hơn smartphone. Trong khi đó, việc làm mới máy tính bảng bằng vật liệu nhựa hoặc nhôm hay với một số nâng cấp nhỏ về thông số kỹ thuật so với phiên bản năm ngoái không tạo sức hút với người tiêu dùng. Không phải mọi người đều bỏ ra 400USD để mua một máy tính bảng mới. Máy tính bảng cần một cái gì đó mới hơn để thị trường này có thể khởi sắc trở lại.

Hai nền tảng có khả năng làm được điều đó là hệ điều hành Chrome của Google và nền tảng Windows của Microsoft. Chrome OS đã thể hiện khá tốt đối với dòng sản phẩm “tầng giữa”, tức là dòng sản phẩm dành cho những người dùng không muốn mua máy tính bảng và không muốn bỏ nhiều tiền cho máy tính xách tay nhưng vẫn có thiết bị tính toán phục vụ cho công việc và giải trí. Trong khi đó, Windows lại thể hiện tuyệt vời trong phân khúc thiết bị 2 trong 1, cho phép người dùng có thể sử dụng chế độ máy tính bảng hoặc máy tính xách tay bất cứ lúc nào thích trên một thiết bị.

Liệu thị trường máy tính bảng có tạo lên được một cú hích mới trong năm tới? Điều đó còn phụ thuộc rất nhiều vào sự sáng tạo của các nhà sản xuất để tạo ra sự hấp dẫn thực sự đối với dòng sản phẩm này.


Tuệ Minh - (Theo Cnet)

Ý kiến bạn đọc