10 tính năng ẩn của Android mà không phải ai cũng biết

06:22, 30/05/2017
|
(VnMedia) - Smartphone ngày nay đang dần trở nên thông minh và đa chức năng hơn. Không chỉ sử dụng để nhắn tin, truy cập mạng xã hội, gọi điện... mà nó còn mang đến nhiều tính năng ẩn có thể nhiều người dùng Android vẫn chưa biết.
 
1. Tìm kiếm bằng giọng nói từ màn hình khóa
 
Đây là tính năng mà rất ít người dùng biết. Thực tế một số smartphone Android cho phép tìm kiếm bằng giọng nói bằng cách nói "OK Google" ngay cả khi màn hình tắt. Nhưng chỉ có những chiếc điện thoại di động có hệ thống phát hiện giọng nói mới có thể thực hiện được chức năng này.
 
 
Để xem điện thoại của mình có hỗ trợ hay không, truy cập vào Google Settings > Search and Google Now > Voice > OK Google detection > Always On. Hãy nhớ rằng điện thoại sẽ không có chức năng phát hiện màn hình đang tắt mà sẽ có tùy chọn “From any screen” để bạn biết điều đó.
 
2. Xóa và reset điện thoại từ xa
 
Trường hợp điện thoại của bạn có chứa nhiều dữ liệu quan trọng nhưng nó bị mất, để tránh những dữ liệu đó lọt vào tay người khác, Google có một tính năng gọi là Android Device Manager cho phép kiểm soát thiết bị từ xa khi bị mất.
 
 
Android Device Manager không chỉ theo dõi điện thoại mà còn có thể tắt từ xa thậm chí reset về cài đặt gốc. Để kích hoạt tính năng này, truy cập menu Settings > Security > Phone Management.
 
3. Kích hoạt theme Dark 
 
 
Android Marshmallow đã bỏ theme Dark, dù nó không thật sự thú vị nhưng sẽ rất cần thiết khi cần tiết kiệm pin. Để tạo theme Dark sử dụng cho điện thoại truy cập vào menu Settings > Accessibility > Inverted Rendering để có được theme Dark mình cần.
 
4. Truy cập tab Chrome từ các thiết bị khác.
 
Nếu sử dụng Chrome làm trình duyệt mặc định trên Android, người dùng có thể truy cập các tab Chrome đang mở trên điện thoại hoặc máy tính bảng từ máy tính hoặc từ thiết bị khác. 
 
 
Yêu cầu người dùng phải đăng nhập cùng một tài khoản Google và cho phép đồng bộ lịch sử dụng truy cập, khi đó trên thiết bị khác khi mở một tab mới, bạn sẽ thấy tùy chọn ‘recent tabs’ ở dưới cùng bên phải của màn hình. Chạm vào mục này để xem tất cả các địa chỉ đang mở trên các thiết bị khác.
 
5. Để lại chi tiết liên lạc khi bị mất điện thoại
 
Khi sử dụng điện thoại, người dùng thường thiết lập mật khẩu bảo mật cho thiết bị, nhưng khi để quên ở nơi nào đó thì người khác có nhặt được và muốn trả lại cho bạn cũng không biết làm thế nào để liên lạc được.  
 
 
Trong trường hợp đó bạn có thể sử dụng Android Device Manager để can thiệp, nhưng không phải xóa thiết bị. Truy cập vào Settings > Security > Lock screen message để thêm thông tin liên lạc hoặc hướng dẫn để người nhặt được có thể liên lạc với bạn và trả lại. 
 
6. Quét tài liệu
 
Thay vì phải sử dụng một máy scan cồng kềnh không cần thiết để quét một tài liệu lưu trữ hoặc chia sẻ với người dùng khác, người dùng Android có thể sử dụng chính smartphone để làm máy quét tài liệu. Bạn chỉ cần chụp ảnh tài liệu và lưu dưới dạng hình ảnh hoặc có thể sử dụng Google Drive để chuyển đổi.
 
 
Ngoài ra có thể sử dụng các ứng dụng của bên thứ ba như CamScanner, đây là ứng dụng hàng đầu cho phép người dùng quét tài liệu với rất nhiều chức năng tiên tiến như: lưu trữ, chia sẻ với định dạng PDF hoặc JPEG, lưu dạng trắng đen hoặc màu, cho phép cắt xén … 
 
7. Điểm truy cập Wi-Fi
 
Với những chiếc smartphone cũ, nếu không còn sử dụng thường xuyên bạn có thể sử dụng để làm điểm phát sóng Wi-Fi cho các thiết bị khác truy cập. 
 
 
Để kích hoạt thiết bị làm điểm phát sóng Wi-Fi, truy cập vào menu Settings > More > Share connection and Mobile hotspot. Từ đây có thể thiết lập tên điểm chia sẻ, mật khẩu để kết nối nếu cần. 
 
8. La bàn và đồng hồ đo áp suất
 
Mặc định các mẫu smartphone được tích hợp nhiều loại cảm biến. Trong đó có những cảm biến cho phép người dùng xác định được phương hướng, xác định được hướng nào là hướng Bắc, Nam hoặc thậm chí có thể sử dụng để đo áp suất môi trường. 
 
 
Để có thể sử dụng điện thoại với các chức năng trên, người dùng chỉ cần tải về các ứng dụng tương ứng như Smart Compass hoặc AndroiTS Compass Free.
 
9. Thiết bị quét mã vạch
 
Camera trên điện thoại Android không chỉ sử dụng để chụp ảnh, làm máy quét tài liệu mà người dùng có thể dùng làm máy quét mã vạch với các ứng dụng như Barcode Scanner. Ứng dụng hoạt động với mã QR cũng như mã vạch, và có rất nhiều lựa chọn khác đi kèm. 
 
 
Ứng dụng quét mã vạch chủ yếu được sử dụng trong mua sắm, nó giúp người dùng biết được xuất xứ của sản phẩm, giá bán, nhà sản xuất, nhập khẩu hay không, thậm chí là so sánh giá, đặt hàng …
 
10. Thiết bị theo dõi sức khỏe 
 
Tận dụng các loại cảm biến trên smarphone, người dùng có thể theo dõi sức khỏe khi tập thể dục như đếm bước đi, đo nhịp tim, huyết áp … mà không cần bất kỳ thiết bị nào khác gắn trên cổ tay.
 
 
Đối với người mới bắt đầu, Google Fit là ứng dụng rõ ràng cho mục đích này, nhưng cũng có nhiều ứng dụng khác để lựa chọn như Runtastic Heart Rate Monitor có thể đo nhịp tim.
 
Hoàng Thanh (theo androidpit)
 

Ý kiến bạn đọc