Trung Quốc tính chuyện sử dụng máy bay không người lái để phủ sóng 5G

19:36, 16/08/2016
|

China Mobile, nhà mạng lớn nhất Trung Quốc và cũng là nhà mạng lớn nhất thế giới về số lượng thuê bao, vừa công bố đã hoàn thành thử nghiệm dùng máy bay không người lái để phủ sóng 5G trên môi trường thực.

Được biết, thử nghiệm này có sự hợp tác của Ericsson và được triển khai tại thành phố biển Vô Tích thuộc tỉnh Giang Tô của Trung Quốc. Trong thông báo phát đi, China Mobile và Ericsson đều gọi đây là thử nghiệm đầu tiên trên thế giới về sử dụng máy bay không người lái để phủ sóng mạng di động 5G.

Mặc dù các chuẩn về 5G còn chưa được phê duyệt nhưng cả China Mobile và Ericsson đều coi đây là một bước quan trọng trong việc hướng tới việc xây dựng các mạng 5G không chỉ đạt chuẩn cả về tốc độ, độ trễ, khả năng hỗ trợ nhiều người dùng cùng một lúc mà còn có khả năng phủ sóng đến những khu vực khó triển khai các hệ thống hạ tầng truyền thống như các vùng biển, hải đảo và vùng rừng núi.

Ngoài ra, thử nghiệm này còn có mục tiêu đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ băng rộng di động tốc độ cao tại các sự kiện, đặc biệt là sự kiện thể thao thường tập trung đông người, thường được tổ chức theo định kỳ và nhu cầu truyền tải thông tin thường rất lớn trong khi yêu cầu tốc độ cao và độ trễ thấp.

Nếu được triển khai trên thực tế thì chiếc máy bay không người lái này có thể thay thế cho cả hệ thống hạ tầng truyền thống dựa trên các trạm phát sóng được lắp đặt cố định trên mặt đất, vốn rất tốn kém, cồng kềnh và thường bị “đắp chiếu” khi các sự kiện kết thúc.
Nếu được triển khai trên thực tế thì chiếc máy bay không người lái này có thể thay thế cho cả hệ thống hạ tầng truyền thống dựa trên các trạm phát sóng được lắp đặt cố định trên mặt đất, vốn rất tốn kém, cồng kềnh và thường bị “đắp chiếu” khi các sự kiện kết thúc.

Nếu được triển khai trên thực tế, các mạng 5G này có thể sẽ thay thế cho việc triển khai các hệ thống hạ tầng truyền thống dựa trên các trạm phát sóng được lắp đặt cố định trên mặt đất, vốn rất tốn kém, cồng kềnh và thường bị “đắp chiếu” khi các sự kiện kết thúc.

Cùng chung ý tưởng này, vào tuần trước, nhà mạng SK Telecom của Hàn Quốc đã hợp tác với Nokia để phát triển các mạng 4G LTE xách tay theo dạng all-in-one giúp nhà mạng thiết lập các mạng LTE tạm thời nhưng có chất lượng tương đương các mạng LTE dựa trên trạm phát sóng. Nhà mạng này cho biết, những mạng LTE dạng này có thể đáp ứng những trường hợp có nhu cầu sử dụng mạng chất lượng cao tại những thời điểm phức tạp và vào những thời gian đột xuất như các sự kiện diễn ra tại các vùng xa xôi hẻo lánh, các nhiệm vụ ứng cứu thông tin trong các vụ hỏa hoạn hoặc thiên tai.

Lê Hường (theo telecomasia.net)


Ý kiến bạn đọc